banner

Các nguyên tắc an toàn sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật

Ngày đăng: 04/11/2024

 Các nguyên tắc an toàn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là công dụng để kiểm soát dịch hại không thể thiếu trong trồng trọt hiện nay. Để thuốc BVTV phát huy tối đa hiệu quả phòng trừ đối tượng gây hại thì nhà nông cần phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc BVTV còn phải chú ý đến các nguyên tắc về an toàn sử dụng thuốc như là:

  1. Thuốc phải được cất giữ nơi cao có khóa cẩn thận xa tầm với của trẻ em.
  2. Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng. Chỉ dùng thuốc khi đã được đăng ký chính thức (ghi trên nhãn).
  3. Mang dụng cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc như khẩu trang, găng tay,... lưu ý đặc biệt cho thuốc xử lý hạt giống.
  4. Cẩn thận khi pha thuốc để tránh thuốc tiếp xúc vào da, mắt...
  5. Kiểm tra bình phun trước khi sử dụng nên rửa bình phun kỹ trước và sau khi sử dụng. 
  6. Không phun ngược chiều gió.
  7. Không ăn, uống trong khi tiếp xúc với thuốc.
  8. Tắm rửa sạch sau khi tiếp xúc với thuốc.
  9. Thu gom bao bì đã qua sử dụng, không vứt bừa bãi, đặc biệt là ở nơi gần nguồn nước.

Theo quy định hiện hành thì phần giới thiệu hướng dẫn an toàn thuốc Bảo vệ thực vật là bắt buộc trong các buổi hội thảo giới thiệu thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Cục Bảo vệ Thực vật, tính đến nay hơn 300 loài sâu hại kháng thuốc bảo vệ thực vật qua nhiều cơ chế khác nhau. Trong đó, tính kháng hóa chất chịu tác động của các yếu tố như độ tuổi, mùa vụ, thời tiết, tần số tiếp xúc hóa chất, mật độ quần thể, độ độc và cách gây độc của hóa chất.
Thuốc trừ cỏ là công cụ quan trọng giúp nông dân bảo vệ năng suất và chất lượng cây trồng bằng cách ngăn ngừa cỏ dại cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng, không gian và nguồn nước với cây trồng.
Những năm gần đây, sâu hại nỗi lo lắng của bà con nông dân. Để phòng trừ triệt để đối tượng gây hại này, bà con phải phối trộn nhiều loại thuốc, phun đi phun lại nhiều lần. Vừa tốn chi phí, lại không đem lại hiệu quả và dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Điều đó ảnh hưởng đến kinh tế của mỗi hộ nông dân, ảnh hưởng đến sức khỏe, và môi trường.
Sâu cuốn lá lúa nhỏ là loại sâu bệnh hại lúa trên diện rộng, thường phát sinh và gây hại vào các giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông. Sâu cuốn lá gây hại quanh năm trên lúa, phổ biến trong vụ đông xuân và hè thu nếu không có biện pháp phòng trừ tốt sẽ gây thiệt hại nặng cho nhà nông.
Không giống như các loại sâu bệnh hại khác, bệnh lem lép hạt lúa là loại bệnh được gây ra bởi rất nhiều tác nhân. Chính vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và phòng trừ bệnh lem lép hạt trên cây lúa khiến bà con nông dân gặp không ít khó khăn.