banner

Những điều cần biết về sâu cuốn lá nhỏ

Ngày đăng: 06/11/2024

SÂU CUỐN LÁ NHỎ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Sâu cuốn lá lúa nhỏ là loại sâu bệnh hại lúa trên diện rộng, thường phát sinh và gây hại vào các giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông. Sâu cuốn lá gây hại quanh năm trên lúa, phổ biến trong vụ đông xuân và hè thu nếu không có biện pháp phòng trừ tốt sẽ gây thiệt hại nặng cho nhà nông.

Sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên lúa.

 

Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ là gì?

Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa có tên khoa học là Cnaphalocrocis Medinalin, thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae), bộ Cánh vảy (Lepidoptera). Đây là loài sâu hại lúa thường gây hại thành dịch lớn và nặng trên nhiều vùng trồng lúa của nước ta. Sâu thường nở rộ và gây hại nặng trên diện rộng vào các giai đoạn lúa đẻ nhánh, lúa làm đòng và giai đoạn lúa trổ. 

 

Các đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

  • Ngài trưởng thành: có màu nâu vàng, mép trước cánh trước có hai vệt xiên màu nâu đen. Hoạt động chủ yếu vào ban đêm, đẻ trứng rải rác trên lá lúa.
  • Trứng: hình bầu dục, có màu trắng đục, sau chuyển sang màu vàng khi sắp nở.
  • Sâu non: có 5 tuổi, màu xanh lá mạ hoặc vàng cam, đầu màu nâu sáng. Sâu non có khả năng di chuyển và gây hại trên nhiều lá lúa.
  • Nhộng: có màu vàng nâu, thường được tìm thấy trong lá lúa bị cuốn.

Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên cây lúa trung bình khoảng 28 – 35 ngày, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, phân bón và giống lúa. Trong đó:

– Bướm sống từ 2 – 4 ngày

– Giai đoạn trứng từ 6 – 7 ngày

– Sâu non từ 14 – 21 ngày

– Nhộng sống từ 6 – 7 ngày

Vòng đời sâu cuốn lá hại lúa

Đặc điểm gây hại của sâu cuốn lá nhỏ trên cây lúa

Sâu cuốn lá gây hại bằng cách cuốn và ăn lá. Sâu tuổi 1 mới nở thường nằm ở vết hại cũ hoặc bò lên chót lá.

Sâu tuổi 2 bắt đầu phá hại bằng cách nhả tơ cuốn hai mép lá lại thành ống, sống và gây hại bên trong bằng cách cạp lấy chất mô xanh có diệp lục tố, chừa lại lớp biểu bì mặt dưới lá, nên ruộng bị sâu cuốn lá gây hại trông bạc trắng xơ xác.

Do lá bị cuốn và mất diệp lục, quang hợp giảm khiến lúa bị lép, lửng, năng suất giảm, ngoài ra vết thương trên mép lá cũng là con đường để vi khuẩn gây bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn xâm nhập và gây hại nhất là vào thời điểm trời mưa bão, gió mạnh.

Thông thường trong một lá ta chỉ tìm thấy một sâu cuốn lá và sau khi gây hại xong, sâu bò sang lá bên cạnh và tiếp tục cắn phá, trung bình một sâu gây hại cho khoảng 3 - 5 lá.

Giai đoạn 40 ngày sau sạ được xem như thích hợp nhất cho tất cả các tuổi sâu. 

Các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

Để đạt hiệu quả trong quản lý sâu cuốn lá hại lúa bà con nên kết hợp nhiều biện pháp: nếu có điều kiện thì chỉ làm 2 vụ lúa hoặc luân canh lúa với cây trồng khác, không sạ quá dày, bón phân cân đối và chú ý không nên bón thừa phân đạm để tránh tình trạng lá lúa sum sê và quá xanh, thu hút bướm sâu cuốn lá đến ruộng. Nên dọn sạch cỏ bờ vì đó là nơi lưu trú của bướm sâu cuốn lá. 

Hạn chế phun thuốc trong giai đoạn 30 ngày đầu sau khi sạ nhằm bảo vệ thiên địch trên ruộng lúa và lúc này thì cây lúa cũng đang trong giai đoạn ra lá nên có khả năng phục hồi, không làm mất năng suất. Tuy nhiên, nếu mật độ sâu cuốn lá xuất hiện đến ngưỡng hành động, tức là vào khoảng 30 con/m2  thì bà con nên áp dụng biện pháp cuối cùng đó lá tiến hành phun thuốc. Riêng giai đoạn đòng – trổ, mật độ sâu cuốn lá khoảng 6-9 con/m2 phải tiến hành phun thuốc ngay để đảm bảo năng suất lúa. 

Xác định được sự xuất hiện của bướm sâu cuốn lá trên ruộng là một điều rất cần thiết. Thông thường, sau khi thấy bướm rộ trên ruộng thì sau 6 - 7 ngày sẽ có sâu tuổi 1 mới nở, đây là thời điểm thích hợp nhất để phun thuốc vì sâu còn non nên rất dễ trị. tiếp theo là chọn đúng loại thuốc để diệt trừ sâu cuốn lá. Thứ 3 là đúng cách, phải phun thuốc cho thật đều, thật đủ để thuốc tiếp xúc được với sâu. Cuối cùng là đúng liều lượng phun theo khuyến cáo khi sâu ở tuổi 1 – 2 để vừa đạt hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí. 

Sâu tuổi 1-2 

Công ty Cổ phần Mạnh Đan mang đến cho nhà nông giải pháp MDmetometa 400SC trong phòng trừ sâu hại hiệu quả. MDmetometa 400SC là thuốc trừ sâu thế hệ mới, có công thức phối trộn tỷ lệ vàng, mang cơ chế tác động thần kinh & thúc đẩy quá trình lột xác với hiệu quả tối đa sau 3 ngày, hiệu lực kéo dài. Nhiều bà con tại Đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng MDmetometa 400SC trên lúa khi sâu tuổi 1 – 2 với liều dùng là 30ml/bình 25L để đạt hiệu quả cao và tối ưu chi phí.

Hình ảnh nông dân khảo nghiệm sản phẩm MDmetometa 400SC phòng trừ sâu hại tại Hậu Giang. 

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm và cách quản lý dịch hại hữu hiệu, quý bà con vui lòng liên hệ số điện thoại 0867 487 988 hoặc nhắn tin trực tiếp qua fanpage Mạnh Đan. 

 

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) là công dụng để kiểm soát dịch hại không thể thiếu trong trồng trọt hiện nay. Để thuốc BVTV phát huy tối đa hiệu quả phòng trừ đối tượng gây hại thì nhà nông cần phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ Thực vật, tính đến nay hơn 300 loài sâu hại kháng thuốc bảo vệ thực vật qua nhiều cơ chế khác nhau. Trong đó, tính kháng hóa chất chịu tác động của các yếu tố như độ tuổi, mùa vụ, thời tiết, tần số tiếp xúc hóa chất, mật độ quần thể, độ độc và cách gây độc của hóa chất.
Thuốc trừ cỏ là công cụ quan trọng giúp nông dân bảo vệ năng suất và chất lượng cây trồng bằng cách ngăn ngừa cỏ dại cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng, không gian và nguồn nước với cây trồng.
Những năm gần đây, sâu hại nỗi lo lắng của bà con nông dân. Để phòng trừ triệt để đối tượng gây hại này, bà con phải phối trộn nhiều loại thuốc, phun đi phun lại nhiều lần. Vừa tốn chi phí, lại không đem lại hiệu quả và dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Điều đó ảnh hưởng đến kinh tế của mỗi hộ nông dân, ảnh hưởng đến sức khỏe, và môi trường.
Không giống như các loại sâu bệnh hại khác, bệnh lem lép hạt lúa là loại bệnh được gây ra bởi rất nhiều tác nhân. Chính vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và phòng trừ bệnh lem lép hạt trên cây lúa khiến bà con nông dân gặp không ít khó khăn.