banner

Sâu kháng thuốc, vì sao?

Ngày đăng: 12/11/2024

 

Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, tính đến nay hơn 300 loài sâu hại kháng thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) qua nhiều cơ chế khác nhau. Trong đó, tính kháng hóa chất chịu tác động của các yếu tố như độ tuổi, mùa vụ, thời tiết, tần số tiếp xúc hóa chất, mật độ quần thể, độ độc và cách gây độc của hóa chất.

Tính kháng thuốc của sâu hại là khả năng chúng chống chịu được một lượng thuốc lớn hơn lượng thuốc sử dụng ban đầu, do thuốc được sử dụng thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần. Đáng chú ý khi khả năng này có thể di truyền cho đời sau kể cả khi cá thể của đời sau ngay khi chào đời, một hình thức tiến hóa của tự nhiên. Tình trạng sâu hại kháng thuốc ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và canh tác nông nghiệp, khiến cho bà con càng ngày càng phải sử dụng một lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn hơn, vừa tốn kém chi phí, vừa ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Các loại sâu hại kháng thuốc ngày một đa dạng hơn cũng khiến bà con rất khó kiểm soát dịch hại trên đồng ruộng, kéo theo những thiệt hại lớn cho mùa màng.

Nông dân lo lắng vì sâu cuốn lá kháng thuốc

Đặc biệt trong số các loại sâu hại kháng thuốc, với bà con nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng cũng như cả nước nói chung thì sâu cuốn lá chính là đối tượng gây hại phổ biến và là nỗi lo chính của bà con trong giai đoạn này.

Ở ĐBSCL, hiện bà con phun thuốc khoảng 6-8 lần mỗi vụ lúa và tần suất này có thể còn dày đặc hơn khi tình trạng sâu hại kháng thuốc ngày càng tăng.

Sâu cuốn lá là loại sâu hại lúa gây hậu quả cực nghiêm trọng trên cây lúa, chúng gây hại ngay từ khi cây lúa mới đẻ nhánh tới khi lúa trổ chín. Chúng thường sản sinh và bùng phát mạnh vào thời điểm khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao. Sâu cuốn lá có vòng đời khoảng 30-35 ngày, thường phát sinh 6-7 lứa mỗi năm và gây hại lúa nặng nhất trong vụ mùa.

Cơ chế gây hại khá đơn giản, sâu cạp phần nhu mô lá, để lại lớp biểu bì trắng dọc theo gân lá. Sau đó, sâu cuốn lá lúa thành dạng ống và trú ngụ bên trong. Lúc này, lúa bị gây hại nặng từ giai đoạn đòng trổ về sau có thể ảnh hưởng đến năng suất do sâu cuốn lá làm giảm khả năng quang hợp, tăng tỉ lệ hạt lép.

Lá lúa bị sâu cuốn lá gây hại.

 

Giải pháp nào khi sâu cuốn lá dần kháng thuốc?

Qua nhiều năm, tính kháng thuốc của sâu tích lũy và di truyền gen kháng thuốc qua nhiều thế hệ, bên cạnh nguyên nhân chính là do chưa áp dụng giải pháp quản lý tính kháng thuốc một cách đúng đắn như phun sớm và đảm bảo liều lượng hoặc luân phiên các hoạt chất thuốc để đa dạng hóa cơ chế tác động lên sâu cuốn lá, thì có thể kể đến yếu tố quan trọng nhất là thiếu sự đầu tư công nghệ mới để tạo ra cơ chế tác động mạnh mẽ lên sâu cuốn lá theo những hình thức mới, tạo kẽ hở cho sự tiến hóa tự nhiên của sâu hại hàng đầu trên ruộng lúa này.

Nếu tiếp tục để tình trạng kháng thuốc kéo dài và không có các biện pháp khắc phục, sẽ dẫn đến xu hướng gia tăng tính kháng thuốc và gây thiệt hại nặng nề hơn tới năng suất của bà con nông dân. Đã đến lúc bà con cần có một lựa chọn mới với cơ chế tác động đột phá mới giúp tối đa hiệu quả diệt sâu và tối ưu chi phí. 

Thuốc trừ sâu MDmetometa 400SC - Diệt sâu quá đã!

Sâu hại kháng thuốc khó quản lý, nhưng bà con lựa chọn đúng giải pháp thì hoàn toàn có thể. 

Thuốc trừ sâu MDmetometa 400SC - “Diệt sâu quá đã” của Mạnh Đan là sự lựa chọn tuyệt vời của bà con. 

 

Qua quá trình khảo nghiệm trên nhiều diện tích lúa với nhiều mùa vụ khác nhau tại ĐBSCL, MDmetometa 400SC được nhiều bà con đánh giá là sản phẩm phòng trừ sâu hiệu quả, kể cả sâu kháng thuốc.

Hình ảnh nông dân khảo nghiệm phun MDmetometa 400SC phòng trừ sâu hại tại An Giang. 

 

MDmetometa 400SC với công thức phối trộn tỉ lệ vàng, tối đa hiệu quả diệt sâu. Nhờ cơ chế tác động thần kinh và thúc đẩy quá trình lột xác, MDmetometa 400SC làm sâu hại biếng ăn và chết. Hiệu quả tối đa sau 3 ngày, hiệu lực kéo dài. 

Sâu chết sau 5 ngày phun MDmetometa 400SC 

Hãy liên hệ ngay Công ty Cổ phần Mạnh Đan để được tư vấn và giải đáp thắc mắc trong canh tác nói chung và kiểm soát sâu hại nói riêng. Chân thành cảm ơn và chúc quý bà con canh tác thắng lợi. 

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) là công dụng để kiểm soát dịch hại không thể thiếu trong trồng trọt hiện nay. Để thuốc BVTV phát huy tối đa hiệu quả phòng trừ đối tượng gây hại thì nhà nông cần phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách.
Thuốc trừ cỏ là công cụ quan trọng giúp nông dân bảo vệ năng suất và chất lượng cây trồng bằng cách ngăn ngừa cỏ dại cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng, không gian và nguồn nước với cây trồng.
Những năm gần đây, sâu hại nỗi lo lắng của bà con nông dân. Để phòng trừ triệt để đối tượng gây hại này, bà con phải phối trộn nhiều loại thuốc, phun đi phun lại nhiều lần. Vừa tốn chi phí, lại không đem lại hiệu quả và dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Điều đó ảnh hưởng đến kinh tế của mỗi hộ nông dân, ảnh hưởng đến sức khỏe, và môi trường.
Sâu cuốn lá lúa nhỏ là loại sâu bệnh hại lúa trên diện rộng, thường phát sinh và gây hại vào các giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông. Sâu cuốn lá gây hại quanh năm trên lúa, phổ biến trong vụ đông xuân và hè thu nếu không có biện pháp phòng trừ tốt sẽ gây thiệt hại nặng cho nhà nông.
Không giống như các loại sâu bệnh hại khác, bệnh lem lép hạt lúa là loại bệnh được gây ra bởi rất nhiều tác nhân. Chính vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và phòng trừ bệnh lem lép hạt trên cây lúa khiến bà con nông dân gặp không ít khó khăn.